Không như các làng khác: nghĩa địa thường nằm ở rìa làng, nghĩa địa làng Phước Tích lại nằm cách biệt khu dân cư bởi con sông Ô Lâu, nằm phía bên kia bờ sông, gọi là xứ Hà Cát.
Các ngôi nhà ở Phước Tích đều là nhà vườn nên nhà nào cũng có mảnh vườn để trồng rau, các loại cây ăn quả,củ, thân... Các loại rau thường trồng ở đây gồm có rau giền, sam, khoai, bồng ngọt (ngót), mồng tơi, ngò tây, tần, răm, tía tô..; Các loại cây ăn quả có đu đủ, chuối, vả, mít, bầu, bí, ớt...; Loại cây lấy củ thường gặp là sắn, khoai, sen, lạc... Ngoài ra, còn có các loại cây dại mọc khắp vườn như rau má, mã đề, rìu, trai, tàu bay, lá lốt, me đất...
Làng Phước Tích vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa cử. Ngày nay, riêng ngành giáo dục, con, dâu, rễ của làng đã có đến 150 người (đang ở làng là 40 người), trong khi dân số cùng thời là 452 nhân khẩu. Chính vì vậy mà trong làng đã có những ví von về hồ Hà Trì và Cồn Trèng như cái "nghiên mực" và "con dấu" thể hiện cho tinh thần hiếu học của người dân Làng cổ Phước Tích.
Từ xưa cho đến nay, một mái nhà đúng nghĩa không chỉ là nơi để ở; mà còn phần nào lột tả rõ nhất nếp sống của một con người, một gia đình. Đó là nơi để gia chủ được thoải mái sống với chính cảm xúc và tạo ra nên câu chuyện chỉ thuộc về riêng mình. “Trang trí là phương tiện chủ yếu để tô điểm các công trình kiến trúc từ ngoại diện đến nội thất, các vật dụng sinh hoạt và thờ tự”(1).
Cùng với quá trình chọn làng mới là quá trình chọn địa điểm để phát triển nghề gốm. Không phải tình cờ ngài Thỉ tổ Hoàng Minh Hùng chọn xứ Cồn Dương (Phước Tích) để cho phát triển nghề gốm.
Làng cổ Phước Tích được bao bọc 3 phía bởi con sông Ô Lâu, không có đất ruộng, chỉ có đất thổ cư xen kẽ với đất vườn, ao hồ. Địa hình Phước Tích tương đối bằng phẳng, chỉ có khu vực cồn Trèng và lò Gốm hơi cao, còn lại là một bình diện phẳng.